Ươm mầm những ước mơ xanh

Tóm tắt
“Ươm mầm những ước mơ xanh” là dự án hướng nghiệp dành cho học sinh cấp 2 do Diễn đàn Việt MBA và Hội từ thiện Nốt Lặng phối hợp tổ chức. Dự án được thực hiện tại trường phổ thông cơ sở Nghĩa Lâm, PTCS Tịnh Hiệp và được tổ chức vào giữa cuối tháng 8 hằng năm.

Mục tiêu tổng quát
Giảm tỷ lệ học sinh chọn sai ngành thông qua hướng nghiệp

Mục tiêu cụ thể
Dự án giới thiệu về nghề nghiệp dành cho trẻ em cấp 2 để các em tại vùng sâu vùng xa có thông tin về nghề nghiệp đầy đủ, ưu điểm cũng như nhược điểm của từng nghề, có sự chuẩn bị kỹ hơn về việc chọn nghề phù hợp với tính cách. Nhằm tránh được hậu quả của việc làm trái ngành sau khi học xong.
Hỗ trợ những em học sinh nghèo có thêm động lực tiếp bước tới trường.
Hỗ trợ thiện nguyện viên địa phương và nhà trường tiếp tục thực hiện hoạt động hướng nghiệp dựa vào nội lực cộng đồng sau khi ban tổ chức kết thúc dự án.
Thời gian
12 tháng

Ngày bắt đầu hoạt động
Ngày 02/12/2008

Quy mô tổ chức
30 thành viên ban tổ chức và 158 thành viên. Tất cả đều làm việc bán thời gian.

Kết nối với các tổ chức khác
Diễn đàn VietMBA
Công ty KMS Technology
Hoạt động chính
Mục đích của dự án “Ươm mầm những ước mơ xanh” là định hướng cho việc học tập và lựa chọn nghề nghiệp cho các em học sinh bậc THCS tại một số trường trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi. Được tổ chức và bắt đầu thực hiện từ năm 2011, dự án đang dần mở rộng phạm vi hoạt động, dự kiến năm 2014 sẽ thực hiện tại 3 trường Trung học cơ sở: Nghĩa Lâm, Tịnh Hiệp và Nghĩa Lộ đối tượng chính của dự án là các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tại các trường.

Phân tích nhu cầu
Kết quả khảo sát trong đề tài nghiên cứu “Những đặc điểm tâm lý trong chọn nghề của HS THPT ở Hà Nội” của TS. Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý, Trường ĐH KHXH&NV (thuộc ĐHQG Hà Nội) cho thấy một thực trạng đáng lo ngại: Tỷ lệ chọn sai nghề nghiệp ở giới trẻ chiếm khoảng trên 60%. Cũng theo khảo sát này, chỉ 4,26% HS có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về nghề lựa chọn; 18,77% có hiểu biết tương đối đầy đủ nhưng hời hợt về nghề; 76,97% thiếu hiểu biết về nghề mà bản thân đã quyết định lựa chọn.

Hàng năm, có trên 2 triệu lượt TS đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, khoảng 70% trong số đó đến dự thi. Số TS đạt từ điểm sàn trở lên từ 32 – 34%. Trên thực tế, một tỷ lệ khá cao các bạn thi đại học mà trượt NV1, chấp nhận đăng ký học NV2, NV3 chỉ là học để lấp chỗ trống và sang năm sẽ thi lại.

Theo số liệu điều tra của bộ môn tâm lý giáo dục Trường Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan lục quân 2 cũ) vừa công bố, hiện nay có hơn 30% sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng không yêu thích hoặc không yên tâm với ngành nghề mà mình đang theo học; khoảng 38% sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm không đúng chuyên môn đã học; gần 32% nguồn nhân lực cao phải được đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu công việc…
Việc chọn sai nghề giống như chúng ta chọn sai con đường cho tương lai của mình, và có rất ít người có cơ hội để sửa chữa sai lầm đó.

Kết quả khảo sát trong đề tài nghiên cứu “Những đặc điểm tâm lý trong chọn nghề của HS THPT ở Hà Nội” của TS. Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tâm lý, Trường ĐH KHXH&NV (thuộc ĐHQG Hà Nội) cho thấy một thực trạng đáng lo ngại: Tỷ lệ chọn sai nghề nghiệp ở giới trẻ chiếm khoảng trên 60%. Cũng theo khảo sát này, chỉ 4,26% HS có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về nghề lựa chọn; 18,77% có hiểu biết tương đối đầy đủ nhưng hời hợt về nghề; 76,97% thiếu hiểu biết về nghề mà bản thân đã quyết định lựa chọn.

Hàng năm, có trên 2 triệu lượt TS đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ, khoảng 70% trong số đó đến dự thi. Số TS đạt từ điểm sàn trở lên từ 32 – 34%. Trên thực tế, một tỷ lệ khá cao các bạn thi đại học mà trượt NV1, chấp nhận đăng ký học NV2, NV3 chỉ là học để lấp chỗ trống và sang năm sẽ thi lại.

Theo số liệu điều tra của bộ môn tâm lý giáo dục Trường Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan lục quân 2 cũ) vừa công bố, hiện nay có hơn 30% sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng không yêu thích hoặc không yên tâm với ngành nghề mà mình đang theo học; khoảng 38% sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm không đúng chuyên môn đã học; gần 32% nguồn nhân lực cao phải được đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu công việc…

Việc chọn sai nghề giống như chúng ta chọn sai con đường cho tương lai của mình, và có rất ít người có cơ hội để sửa chữa sai lầm đó.

Nguồn: http://baobinhduong.org.vn/news/newspreview.aspx?newsid=28188

Chúng tôi đã nghiên cứu chương trình học của bậc trung học cơ sở (THCS), phổ thông trung học (PTTH) và phát hiện kiến thức các môn học chính từ lớp 8 và lớp 9 có sự liên quan rất lớn đến kiến thức các môn học của bậc phổ thông trung học và để các em học sinh nghèo có thể học tốt khi bước chân vào cấp 3 thì các em phải có sự chuẩn bị tốt về tinh thần, mục đích học tập từ lớp 6 và lớp 7.

Việc biết được các thông tin ngành nghề trong xã hội từ những năm học cấp 2 sẽ giúp các em có nhiều thời gian chuẩn bị cho tương lai của mình, có mục tiêu và định hướng rõ ràng trong nghề nghiệp, tránh được những sai lầm đáng tiếc về chọn sai ngành khi tốt nghiệp THCS và PTTH.

Về tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi có mức độ phát triển kinh tế thuộc nhóm trung bình.

Năm 2012, toàn tỉnh có 23,758 thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh đại học và cao đẳng với mức điểm trung bình 10.53, thấp hơn mức điểm trung bình toàn quốc là 11.40. Với truyền thống là một địa phương hiếu học và giàu sức phấn đấu, điều kiện kinh tế xã hội khó khăn rõ ràng đã có tác động tiêu cực đến trình độ phát triển giáo dục chung của địa phương. Tại các huyện, xã miền núi tỉnh Quảng Ngãi, rất nhiều các em học sinh không thể tiếp tục ước mơ học tập từ bậc cơ sở để phụ giúp gia đình.

Với trình độ học vấn thấp cộng với môi trường kinh tế còn nhiều hạn chế của tỉnh, ước mơ có được một nghề nghiệp ổn định phù hợp đúng với khả năng, đúng với ước muốn và giúp đỡ gia đình thoát khỏi cảnh nghèo của các em ngày càng trở nên xa vời.

Trường Tổng số HS HS nghèo HS bỏ học Ở nhà sau khi TN Dân tộc thiểu số Dân số xã Thu nhập bình quân/năm/người
THCS Tịnh Hiệp – xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh
(2012 – 2013) 326 41 5 18 8,400
THCS Nghĩa Lộ – P. Nghĩa Lộ, TP. Quảng Ngãi
(2012 – 2013) 601 90 15 2 15,700 15 triệu
TNCS Nghĩa Lâm – xã Nghĩa Lâm huyện Tư Nghĩa
(2012 – 2013) 386 54 4 (1 khuyết tật) 4 49 1,439 12 triệu
TNCS Nghĩa Lâm – xã Nghĩa Lâm huyện Tư Nghĩa
(2011 – 2012) 421 42 3 14 50 1,439 10 triệu
Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi bắt đầu thực hiện dự án từ năm 2011 thí điểm tại trường Trung học cơ sở Nghĩa Lâm – Xã Nghĩa Lâm huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi với mục đích tư vấn cho các em học sinh về con đường học tập đúng đắn nhằm giúp các em có được công việc phù hợp với bản thân và ổn định trong tương lai, động viên các em và gia đình thông qua nguồn tài trợ từ các nhà hảo tâm có tâm huyết với thế hệ trẻ Nghĩa Lâm, phần nào giúp các em và gia đình vững tin vượt qua các khó khăn trước mắt để tiếp tục con đường học tập của mình.

Với thành công của chương trình chúng tôi tiếp tục nhân rộng và thực hiện chương trình ở các huyện khác với mục tiêu trong vòng 10 năm chúng tôi sẽ làm dự án trên toàn bộ 14 huyện và thành phố của tỉnh Quảng Ngãi. Hợp tác với các tổ chức khác để cùng thực hiện dự án tại các tỉnh thành khác của Việt Nam.

Tiêu chí đánh giá mức độ thành công
Số lượng học sinh bỏ học tại các trường mục tiêu mỗi năm trong thời gian thực hiện dự án.
Những tiến bộ trong học tập của các em học sinh thông qua điểm trung bình chung và điểm trung bình một số bộ môn trọng điểm với nhu cầu của từng em qua các năm học.
Số lượng các em học sinh tiếp tục học lên các bậc học cao hơn qua từng năm.
Mức độ tham gia và hài lòng của các em học sinh thông qua:
Các bảng khảo sát qua từng năm.
Mức độ phản hồi qua từng năm (thông qua thư từ, số lượng tham gia các ngày hội của chương trình…)
Mức độ tham gia và mức độ hài lòng của phụ huynh học sinh thông qua:
Số lượng hiện diện tại các ngày hội của chương trình.
Số lượng phản hồi về chương trình qua từng năm
Mức độ hài lòng của giáo viên và ban lãnh đạo các trường thông qua các bản khảo sát qua từng năm.
Tính bền vững
Đối tượng của dự án là các em học sinh và phụ huynh tại một số trường trung học cơ sở thuộc các huyện xã khó khăn của tỉnh Quảng Ngãi. Khi các em được định hướng và hỗ trợ tốt nhất để có được một nghề nghiệp ổn định và phù hợp trong tương lai thì các em sẽ trở thành nguồn nhân lực có chuyên môn và tay nghề cao để đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Kết quả đầu ra của dự án chú trọng vào sự phát triển của con người, tạo điều kiện để con người tự phát triển và tồn tại độc lập. Xét các tính chất trên của dự án, chúng tôi đánh giá dự án có mức độ bền vững cao, các tiêu chí của dự án phù hợp với mong muốn chung của xã hội nói chung và địa phương nói riêng nhằm phát triển nguồn nhân lực cho địa phương trong tương lai.

Nhân sự của Dự án là những người đã có việc làm ổn định và tình nguyện tham gia dự án nên dự án không phải trả chi phí nhân sự. Tổng số tiền tài trợ sẽ được sử dụng cho các hoạt động của dự án và khi dự án hết nguồn tài trợ thì những cá nhân nhiệt huyết này vẫn tiếp tục công việc của họ.

Đây là chương trình thí điểm tại tỉnh Quãng Ngãi có sử dụng các tình nguyện viên là giáo viên tại địa phương. Khi dự án kết thúc những tình nguyện viên sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khi tham gia dự án này để tiếp tục giúp đỡ cho các em học sinh ở những năm học tiếp theo.

Chương trình ươm mầm những ước mơ xanh tại Quảng Ngãi khi thành công, hoàn toàn có thể được nhân rộng ra nhiều địa phương khác trong cả nước.

Đóng Góp